Sa tử cung là bệnh lý thường gặp ở chị em, nhất là phụ nữ sau sinh. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày người bệnh như tiểu khó, sưng phù tử cung, gây đau đớn. Chính vì thế, trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ với bạn “tất tần tật” các vấn đề liên quan đến hiện tượng này để chị em có thể tự mình phòng tránh hiệu quả hơn.
Hiện tượng sa tử cung sau sinh là gì?
Sa tử cung còn được biết đến với những cái tên khác như sa thành âm đạo, sa sinh dục, sa dạ con là tình trạng xảy ra thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh. Đây là hiện tượng mà thành tử cung của chị em bị tụt vào bên trong ống âm đạo, có trường hợp tử cung còn lộ ra ngoài âm đạo.
Bệnh do cơ sàn chậu cũng như dây chằng căng ra quá mức, từ đó dẫn đến tình trạng không thể nâng đỡ được tử cung. Ngoài ra, hiện tượng này có thể do xương chậu bị hẹp dẫn đến những bất thường về khung xương.
Sa tử cung được chia thành các cấp độ khác nhau, điều này phụ thuộc vào triệu chứng cụ thể của từng người. Bệnh nhẹ thì tử cung tuy bị sa xuống nhưng vẫn nằm trong ống ấm đạo. Còn nếu, bệnh đã trở nặng thì toàn bộ tử cung sẽ bị tụt xuống và sa hẳn ra ngoài âm đạo.
Những ai thường gặp hiện tượng sa sinh dục?
Bất cứ chị em nào cũng có thể là đối tượng của sa tử cung, tuy nhiên với những đối tượng sau sẽ dễ mắc phải hơn, cụ thể là:
- Những chị em sinh con bằng đường thường, thai có kích thước lớn và thời gian chuyển dạ quá lâu.
- Những phụ nữ mang vác hoặc vận động quá sức sau khi sinh khiến vùng đáy bụng bị co bóp nhiều, gây ra những tổn thương nhất định và dần dần dẫn tới hiện tượng sa tử cung.
- Những phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh cũng là đối tượng dễ mắc bệnh lý này do cơ cũng như dây chằng bị suy yếu và lão hóa.
Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây cũng là căn nguyên dẫn tới hiện tượng sa tử cung sau sinh:
- Mang thai đôi hay đa thai.
- Tuổi thọ của mẹ đã cao.
- Thai nhi có kích thước quá lớn.
- Người mẹ đã sinh con nhiều lần.
- Từng trải qua phẫu thuật
Dấu hiệu sa tử cung là thế nào?
Biểu hiện của tùy thuộc vào mức độ sa ít hay nhiều, thời gian sa lâu hay chỉ mới, sa đó là sa đơn thuần hay còn có tổn thương nào khác. Cụ thể như sau:
- Có khối sa lồi ở tầng sinh môn, vùng âm hộ.
- Lúc đầu, kích thước của sa bé, thường là do chị em lao động nặng nhọc hoặc đi lại quá nhiều, lúc nằm nghỉ thì khối sa tụt hay tự đẩy lên được. Theo thời gian, những khối sa này sẽ ngày càng to lên và sa xuống thường xuyên, không đẩy lên được nữa.
- Bụng dưới tức nặng, cảm giác cứ vướng víu khó chịu ở vùng âm hộ và tầng sinh môn.
- Tiểu khó, tiểu buốt, tiểu ra máu,…
- Đại tiện khó, táo bón, tức nặng vùng hậu môn, tuy nhiên những biểu hiện này thường ít hơn so với rối loạn tiểu tiện.
- Cảm giác đau khi quan hệ tình dục.
Hiện tượng sa tử cung được chia thành mấy cấp độ?
Sa sinh dục có 4 mức độ khác nhau
- Giai đoạn 0: Ở giai đoạn này, Hầu hết chưa có biểu hiện gì bất thường, các cơ quan ở vùng chậu vẫn hoạt động bình thường.
- Giai đoạn 1: Ở giai đoạn 1, cổ tư cung của chị em đã bắt đầu sa vào âm đạo.
- Giai đoạn 2: Lúc này, cổ tử cung phụ nữ đã sa xuống ngay bên trong lỗ âm đạo.
- Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, cổ tử cung chị em đã bắt đầu phình ra ngoài cửa âm hộ.
- Giai đoạn 4: Toàn bộ tử cung của chị em đã nằm hẳn ngoài âm đạo.
Sa tử cung nguy hiểm như thế nào?
Sa tư cung tuy không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh và cũng có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời. Thế nhưng, vì tâm lý chủ quan mà gây ra một số biến chứng như sau:
Loét âm đạo
Thông thường, những biến chứng này sẽ xảy ở những phụ nữ bị sa tử cung cấp độ 4 – mức độ nặng nhất của sa sinh dục. Lúc này, cổ tử cung của chị em đã bị sa xuống và nhô hẳn ra ngoài thành âm đạo nến có thể xảy ra hiện tượng cọ xát với quần, nếu cứ để tình trạng này kéo dài, có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng.
Các cơ quan khác ở vùng chậu cũng bị sa xuống
Ngoài tử cung, các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng như: buồng trứng, bàng quang, trực tràng hay ống dẫn trứng đều bị sa xuống. Điều này gây khó khăn cho việc bài tiết của người bệnh.
Sa sinh dục có thể điều trị bằng các phương pháp khác nhau. Điều này phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng người mà có cách điều trị khác khác nhau. Cụ thể như sau:
Cách điều trị sa tử cung theo từng cấp độ
Hầu hết ở giai đoạn này, người bệnh có ít triệu chứng và không gây ra bất cứ khó khăn nào thì bạn không phải can thiệp bằng phương pháp điều trị nào. Điều quan trọng ở cấp độ này là duy trì được tâm trạng thoải mái vui vẻ, kiểm soát tốt cân nặng của mình.
Cách điều trị sa tử cung cấp độ 2
Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa sử dụng phương pháp trị liệu hành vi. Thực ra đây là cách chữa bệnh bằng các bài tập Kegel để cải thiện và tăng độ săn chắc, dẻo dai của cơ sàn chậu.
Điều trị sa tử cung độ 3
Nếu bạn đang ở mức độ 3 của hiện tượng sa thành âm đạo thì điều trị cơ học là giải pháp tối ưu dành cho bạn. Phương pháp này có tác dụng hỗ trợ và nâng đỡ các cơ quan bị sa xuống bằng thiết bị pessary.
Điều trị sa tử cung cấp độ 4
Khi bước vào giai đoạn này, nghĩa là bệnh tình của bạn quá nặng, phương pháp hiệu quả nhất là phẫu thuật để cắt bỏ chúng.
Cách phòng tránh sa tử cung sau sinh
Sa thành âm đạo có thể được ngăn chặn, nếu bạn thực hiện đúng và đủ những điều như sau:
- Duy trì trong lượng của cơ thể: Bằng cách giữ cho cân nặng luôn trong mức ổn định. Theo chuyên gia, đây là cách mà chiều chị em đã “chiến thắng” hiện tượng sa tử cung.
- Thực hành bài tập Kegel: Những bài tập này có tác dụng bíp và giúp các cơ của khung xương chậu được thư giãn, nếu tập luyện hàng ngày, bạn có thể đẩy lùi được bệnh lý này.
- Kiểm soát ho: Bạn có thể kiểm soát cơn ho của mình bằng cách sử dụng thuốc điều trị viêm phế quản và đặc biệt là không được hút thuốc.
Trên đây là những thông tin về hiện tượng sa tử cung ở phụ nữ sau sinh. Hy vọng, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về hiện tượng này cũng như các biện pháp phòng tránh hiệu quả. Nếu có bất cứ vấn đề gì, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline để được tư vấn chi tiết. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống!